

Tham dự buổi tọa đàm, ngoài nhóm thành viên đề tài, có các đại biểu đến tham dự, cụ thể như sau:
1.TS. Đỗ Ngọc Anh – Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TPHCM
2.TS. Lâm Nhân – Trưởng Khoa Sau Đại học, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
3.ThS. Cao Thanh Phước – Phó trưởng Khoa TVTT, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
4.ThS. Nguyễn Mạnh Kiêm - Phó trưởng Khoa TVTT, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
5.ThS. Phạm Lan Hương – Phó trưởng Khoa DSVH, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
6.TS. Huỳnh Mẫn Đạt – Giảng viên Khoa TVTT, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
7.ThS. Chu Phạm Minh Hằng – Giảng viên Khoa VHDTTTS, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
8.ThS. Phạm Thị Quỳnh Hoa - Giảng viên Khoa TVTT, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
9.Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung - Giảng viên Khoa TVTT, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
10. Ông Lê Tôn – Cán bộ Trung tâm TT-TV, Trường ĐH Văn hóa TPHCM
11. ThS. Châu Thái Duẫn – Cán bộ Thư viện tỉnh Sóc Trăng
12. Ông Lâm Văn Thân - Cán bộ Thư viện tỉnh Trà Vinh
13. Ông Trương Thanh Phong - Cán bộ Thư viện tỉnh Trà Vinh
Cùng nhiều sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, là người Khmer, sinh sống tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện đang học tập tại Trường.
(Cán bộ Thư viện các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh tham dự buổi tọa đàm - Ảnh: Long Hạ)
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận 3 vấn đề chính:
+ Nhận thức về văn hóa đọc;
+ Thực trạng văn hóa đọc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long;
+ Giải pháp văn hóa đọc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đây cũng là những vấn đề mà chủ nhiệm và nhóm thành viên đang tập trung giải quyết để đi đến việc hoàn thiện báo cáo khoa học của đề tài này.
Ngoài các tham luận khoa học trong kỷ yếu phục vụ tại buổi tọa đàm, nhóm thành viên thực hiện đề tài còn nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt khoa học, đặc biệt là từ đại diện các địa phương mà tài đề tài có khảo sát đến tham dự tại buổi tọa đàm. Thông qua đó, một lần nữa nội dung đề tài được kiểm nghiệm và chất lượng khoa học được khẳng định để báo cáo khoa học của đề tài có thể trở thành cơ sở của các nghiên cứu và ứng dụng vào trong thực tiễn tại các địa phương.
Tôn Long Hạ